Ngành tự động hóa đang chiếm ưu thế trong sự phát triển công nghiệp sản xuất. PLC là 1 thiết bị phổ biến trong điều khiển tự động hóa. Vậy bạn có thực sự định nghĩa được PLC là gì?
Trong quá trình thực hiện công việc liên quan tới PLC, bạn có đồng ý với tôi rằng không dưới 3 lần bạn gặp sự cố với PLC không? Trong bài viết này, tôi sẽ tổng hợp những lỗi PLC có thể gặp, update liên tục với các sự cố các bạn gửi tới. Bạn có thể đăng ký nhận thông báo qua email tại trang Liên hệ
Mục lục chính
PLC là gì?
PLC là viết tắt của Programmable Logic Controller – Bộ điều khiển logic khả trình. Theo Wikipedia, nó được định nghĩa như sau:
PLC là thiết bị điều khiển lập trình được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự các sự kiện.
Có thể bạn chưa biết: PLC là giải pháp thay thế cho mạch Rơ le.
>>> Xem thêm: 17 hãng PLC thông dụng tại Việt Nam.
Các lỗi PLC thường gặp và cách khắc phục
Điều quan trọng đầu tiên khi gặp lỗi PLC, bạn phải xác định được chính xác lỗi là gì? Chỉ khi xác định được lỗi mới có thể tìm các khắc phục tốt nhất. Lỗi có thể xảy ra do bộ điều khiển, module I/O hoặc các thiết bị ngoại vi.
Hiện nay có nhiều hãng sản xuất PLC có tiếng như Siemens, Mitsubishi Electric, Omron, Allen-Bradley, General Electric, Honeywell… Các bạn chú ý khi hỏi nhớ ghi rõ dòng PLC, tên lỗi hoặc mã lỗi nếu có nhé!
Các lỗi phổ biến của PLC Mitsubishi
1, Lỗi nguồn PLC Mitsubishi
PLC có nguồn ra và nguồn vào, vì vậy, khi gặp sự cố mà bạn nghĩ có thể liên quan tới dây dẫn nguồn, hãy kiểm tra chúng trước. Bao gồm dây dẫn, nguồn cấp, kiểm tra các mối nối xem có bị lỏng không,… Đừng quên nguồn ra có thông số phù hợp không nhé.
- Đo điện rò xem giá trị đo có nhỏ hơn thông số nhà sản xuất đã quy định hay không. Nếu lớn hơn chắc chắn có vấn đề bạn cần xử lý rồi đấy. Sử dụng thiết bị đo chuyên dụng để đảm bảo an toàn lao động nhé!
- Kiểm tra nguồn pin của PLC, điện áp của Pin phải đảm bảo nằm trong ngưỡng giá trị cho phép.
2, Lỗi từ bộ nhớ của PLC
Tất cả các PLC điều có phương pháp riêng để kiểm tra vấn đề này. Đa số là sử dụng các so sánh với những chương trình đã có trong PLC với chương trình sao lưu. Cách thực hiện: kết nối PLC với PC, tải chương trình có trong PLC và so sánh với chương trình sao lưu.
Cần đảm bảo rằng bản sao lưu này đúng để có thể dựa vào đó kiểm tra chính xác chương trình trên PLC.
3, Sự cố module đầu vào số (Digital Input) trên PLC
Chức năng của đầu vào số xác định trạng thái ON/OFF của một tín hiệu hoặc để nhận trạng thái ON/OFF từ một thiết bị ngoại vi truyền về cho PLC. Hầu hết các module đầu vào số đều có khả năng phát hiện thay đổi điện áp theo mức hoặc theo dải. Ngõ vào thường bị lỗi khi trạng thái trong chương trình báo OFF, trong khi đó thực tế tại vị trí vật lý tương ứng lại đang có trạng thái ON và ngược lại.
Nguồn của thiết bị ngoại vi thường sẽ không được cấp bởi module đầu vào nên bạn cần phải nắm rõ thiết bị ngoại vi dùng nguồn từ đâu. Module đầu vào hiện nay có 2 loại là cách ly và không cách ly.
– Đối với module cách ly, mỗi ngõ vào là độc lập và không bị ảnh hưởng lẫn nhau
– Đối với module không cách ly, một đầu của các ngõ vào sẽ được nối chung, do đó các nguồn sẽ bị ảnh hưởng lẫn nhau.
Kết nối thiết bị ngoại vi với đầu vào trên Module. Sử dụng đồng hồ đo điện áp tại vị trí đầu vào, bật công tắc và quan sát. Điện áp có thay đổi khi thiết bị ngoại vi thay đổi trạng thái hay không? Nếu không, thì dây dẫn hoặc thiết bị ngoại vi có khả năng đã bị hỏng. Nếu điện áp có bị thay đổi nhưng trạng thái chương trình không thay đổi thì bạn nên thay module đầu vào.
Nếu module vẫn hoạt động bình thường nhưng trạng thái chương trình vẫn không đúng, thì vấn đề có thể nằm ở thiết bị truyền tín hiệu từ module về bộ điều khiển PLC.
Các lỗi PLC khác
1, PLC lỗi thông báo: Extended download to device (0132:000002) Connection failded
Bỗng 1 ngày đẹp trời, PLC của bạn thông báo “connection falled” – kết nối thất bại. Mã lỗi như hình ảnh dưới đây:
Lỗi không kết nối PLC được thông thường do Ethernet hoặc cấu hình sai.
- Cách khắc phục đơn giản: Kiểm tra địa chỉ IP máy tính và PLC.
2, “A compile error occurred,check non-fatal errors for more information”
Đây cũng là lỗi thường xảy ra khi sử dụng PLC Siemens S7-200 CN, các dòng cho thị trường china như: CPU222CN, CPU224CN…
3, PLC lỗi cổng com không nạp được chương trình
Ví dụ cụ thể cho Plc CJ1M cpu12 bị lỗi cổng com 9 pin không nạp được chương trình, 1 cổng để kết nối với HMI.
Thông thường kết nối với HMI sẽ không kết nối được với PC. Muốn kết nối PC thì phải gạt Swich. Và cáp phải hàn đúng chuẩn. Bạn phải kiểm tra kỹ cáp và Dipswich.
Bạn cũng có thể nạp bằng cổng Peripheral Port cũng được.
Nếu thử hết các cách mà không được thì bạn phải thay CPU rồi đấy.
4, Lỗi kết nối khi lập trình plc mitsubishi: Cannot communicate with plc for one of the following reasons
Trước hết bạn cần kiểm tra cổng COM, tốc độ baud và giao thức truyền. Sau đó tiến hành Stop PLC, tắt nguồn mở lại, cài driver, cài gxw3, dùng gx developer.
Nếu vẫn báo lỗi kết nối giữa cáp usb to rs232 lẫn rs232 to sc09
1 số cách sửa: Tạo Project mới với PLC đúng mã, kiểm tra tất cả thông số truyền rồi kết nối lại, thay thế Cable FX-USB-AW của Mitsubishi.
5, Giả lập trên PLC gặp lỗi: accessible device found in selected network
Cách khắc phục: cài lại IP cho máy tính thành 192.168.0.2

6, PLC OMRON báo lỗi mã lỗi 0x80CA
Nếu sử dụng PLC Omron, chắc hẳn có không ít bạn thường gặp các lỗi này. Đây là lỗi báo không có Module CPM1A. Lỗi này liên quan tới Card mở rộng của PLC.
Cách nhanh và nên thử đầu tiên là reset PLC. Có thể PLC đang sử dụng card mở rộng và bị tháo ra, nên bạn có thể tạo 1 project mới nạp vào. Nếu không được, lỗi bus I / O bạn có thể Creat lại IO table nhé!
7. Lỗi kết nối giữa PLC S7-1200 và HMI Mitsubishi GS
Một bạn có gửi câu hỏi về lỗi kết nối giữa PLC S7-1200 và HMI Mitsubishi GS: “Em đã cấu hình kết nối ok hết rồi, nhưng thi thoảng bị tình trạng mất kết nối rồi lại tự kết nối lại. Switch mạng tự đổi cặp PLC vs HMI và chỉ nháy vs nhau trong 1 khoảng thời gian. Các cặp khác không nháy. Có cách khắc phục nào không ạ?”

Cách khắc phục:
Sơ đồ kết nối như của bạn như vậy đã chuẩn rồi, tuy nhiên có những điều sau cần lưu ý để khắc phục lỗi này.
- Đảm bảo không bị trùng IP
- Thử dùng bộ chuyển đổi quang điện. Kéo cáp quang. (Bộ chuyển đổi Ethenet sang cáp quang).
- Thay thế Switch công nghiệp hoặc có thể cấu hình con switch 2 làm dự phòng thì tốt hơn và có thể đổi cho nhau nếu như hay xảy ra trường hợp trên.
- Lắp thêm 1 Switch bé nữa để tách HMI 1 và 2 ra trước khi đưa vào Switch 1.
Nếu có bất kì câu hỏi thắc mắc liên quan tới lỗi PLC mà các bạn gặp, đừng ngần ngại hãy liên hệ với VCC qua email: contact@vcc-group.vn
Tài liệu tham khảo:
Programmable logic controller – Theo Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/Programmable_logic_controller#cite_note-PPB35-1
CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LỰC VIỆT
- Địa chỉ : Lô đất số B2-3-3b KCN Nam Thăng Long – P. Thụy Phương – Q. Bắc Từ Liêm – TP. Hà Nội.
- Tel: (+84)24.37805300 – Fax: (+84)24.37805301
- Hotline/Zalo: 0934 683 166
- Email: contact@vcc-group.vn