Thế kỷ 21 là kỷ nguyên của tự động hóa và IOT (Internet of thing). Việc ứng dụng các thiết bị tự động hóa, máy móc và điều khiển tự động trong sản xuất đang được đẩy mạnh. Các nước công nghiệp đang phát triển như Việt Nam đã tiến hành chuyển đổi phương thức sản xuất sang tự động hóa từng phần và tiến tới tự động hóa toàn phần. Dù là xưởng sản xuất nhỏ hay doanh nghiệp sản xuất hàng loạt lớn đều có những phương án ứng dụng thiết bị tự động hóa phù hợp.
Mục lục chính
1. Tự động hóa từng phần là gì?
Tự động hóa từng phần là việc sử dụng 1 thiết bị tự động hóa cho 1 giai đoạn sản xuất nhất định. Ví dụ máy CNC gia công tự động theo bản vẽ nhưng các thao tác khác như đưa phôi vào máy, lập trình máy, … vẫn do con người thao tác. Hoặc trong sản xuất công tắc điện, công nhân sử dụng máy bắt vít tự động, dùng sức người để di chuyển đầu bút lắp vít đúng chỗ.
- Ưu điểm: Đầu tư ban đầu vừa phải, chỉ phù hợp 1 số bộ phận sản xuất nên việc đào tạo nhanh chóng, không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sản xuất. Có thể cải thiện năng suất sản xuất ở mức độ vừa phải.
- Nhược điểm: năng suất làm việc khá khiêm tốn bời cần sự phối hợp giữa nhân công và máy móc nên máy cần hoạt động theo nhịp sản xuất. Máy thao tác nhanh, nhân công thao tác chậm => không đồng bộ dễ gây sai sót hoặc lãng phí trong sản xuất.
2. Tự động hóa toàn phần là gì?
Tự động hóa toàn phần là ứng dụng các dây chuyền sản xuất, hệ thống máy móc linh hoạt để thực hiện các tổ hợp công việc của cả quá trình: tiếp nhận đầu vào, thao tác xử lý, lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm để đóng gói đầu ra. Các thao tác mày này ít hoặc không cần tới sự can thiệp trực tiếp của con người. Với tự động hóa hoàn toàn, các hoạt động sản xuất trong phân xưởng và nhà máy hoạt động như 1 khối thống nhất. Ngành công nghiệp cũng đang phát triển IOT – internet vạn vật, để giảm tối đa thao tác của con người. Chỉ cần điều khiển trên 1 chiếc máy tính là các sản phẩm tự động hóa có thể hoạt động như mong muốn.

- Ưu điểm: Sản xuất được đồng bộ, con người ít phải thao tác, giảm chi phí nhân công, tăng năng suất tối đa. Chất lượng sản phẩm đồng đều, triệt tiêu triệt để các lãng phí trong sản xuất.
- Nhược điểm: Đầu tư ban đầu lớn, công tác đào tạo nguồn lực phải được đảm bảo, cải tiến toàn bộ nhà xưởng cũng là 1 khó khăn lớn cho doanh nghiệp.
3. Lựa chọn phương án tự động hóa sản xuất
Dù là tự động hóa bán tự động hay toàn phần, thì doanh nghiệp cũng nên lượng sức mình để có 1 phương án cải tiến sản xuất phù hợp nhất. Trong nhiều trường hợp, chi phí cho việc thuê nhân công sẽ hiệu quả hơn việc đầu tư các thiết bị tự động. Các doanh nghiệp cần bắt kịp xu hướng công nghệ mới, nghiên cứu kỹ càng trước khi quyết định đầu tư.
VCC TECH luôn sẵn sàng tư vấn giải pháp tự động hóa trong sản xuất cho các doanh nghiệp. Hoạt động trong ngành công nghiệp phụ trợ, thiết bị máy móc công nghiệp tự động đã 12 năm. VCC cho ra đời hàng nghìn sản phẩm, thiết bị tự động.
Sản xuất không thể phát triển bền vững nếu doanh nghiệp không chịu thay đổi. Xem thêm các bài viết khác của VCC để tìm ra các phương án tự động hóa sản xuất mà bạn cho là phù hợp nhé!
CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LỰC VIỆT
- Địa chỉ : Lô đất số B2-3-3b KCN Nam Thăng Long – P. Thụy Phương – Q. Bắc Từ Liêm – TP. Hà Nội.
- Tel: (+84)24.37805300 – Fax: (+84)24.37805301
- Hotline/Zalo: 0934 683 166
- Email: contact@vcc-group.vn