Mục lục chính
Tự động hóa bắt nguồn từ đâu trong các cuộc cách mạng công nghiệp
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa là công cuộc thay đổi và phát triển của toàn xã hội. Để tạo tiền đề cho công cuộc đó, cần chú trọng phát triển một số ngành mũi nhọn như:
- Công nghiệp sản xuất Robot,
- Điện tử viễn thông,
- CNTT và truyền thông,
- Năng lượng,
- Tự động hóa và điều khiển từ xa,
- Công nghiệp sinh học,
- Công nghiệp môi trường, …
Lịch sử phát triển của tự động hóa
Trong lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp, cuộc cách mạng lần đầu ở thế kỷ XVIII đã khai sinh ra nền công nghiệp cơ khí, dây chuyền sản xuất hàng loạt ra đời.
Cuối thế kỷ XIX, Cuộc CM công nghiệp lần thứ 2 bắt đầu, dựa trên công nghiệp điện – cơ khí. Tự động hóa sản xuất cũng bắt đầu xuất hiện, tuy mới chỉ là tự động hóa cục bộ nhưng nó đã biến khoa học thành 1 ngành lao động đặc biệt. Cũng chính trong cuộc cách mạng này, sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt.
Khoảng những năm 1969, cuộc CM thứ 3 xuất hiện. Ngành công nghệ thông tin với ứng dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất phát triển mạnh. Đây cũng là thời kì của máy tính và Interet. Các ngành sản xuất bắt đầu kết nối với nhau và với thế giới.
Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 chính là cuộc cách mạng chúng ta đang thực hiện – “Industrie 4.0”. Nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đều tạo ra những giá trị quan trọng, đưa xã hội lên 1 tầm cao mới.

Thực tế ứng dụng tự động hóa trong sản xuất tại Việt Nam
Như vậy, tự động hóa xuất hiện cách đây khoảng 100 năm, nhưng tại Việt Nam thì tự động hóa sản xuất chưa thực sự được ứng dụng triệt để.
Năm 2018, Navigos Group thực hiện cuộc khảo sát với khoảng 200 doanh nghiệp và 3.200 nhân viên làm trong ngành sản xuất tại Việt Nam. Kết quả công bố cho thấy có 81% ứng viên và 86% doanh nghiệp cho biết công ty họ đang ứng dụng tự động hóa trong sản xuất.
Trong đó, có khoảng 46% doanh nghiệp đang áp dụng dưới 30% tự động hóa trong sản xuất; 18% các nhà máy áp dụng từ 30% – 50% tự động hóa trong sản xuất và chỉ có 14% doanh nghiệp đang áp dụng đến 70% tự động hóa quy trình sản xuất.
Những con số này cho thấy tình hình dịch chuyển của các doanh nghiệp trong nền công nghiệp mới chưa thật sự mạnh mẽ. Tuy nhiên các doanh nghiệp sản xuất cũng đã có những hành động bắt kịp xu hướng công nghệ mới. Điển hình là việc chú trọng đầu tư máy móc tự động hóa, dây chuyền sản xuất tự động, hệ thống dữ liệu, công tác quản lý mới và 1 điều quan trọng là đào tạo chuyên môn.
Các chuyên gia trên thế giới đã khái quát bốn trình độ công nghiệp hóa từ thấp đến cao.
- Assemblement: trình độ lắp ráp
- Own Engineering Manufacturing-OEM: trình độ sản xuất với kỹ thuật riêng.
- Own Design Manufacturing – ODM: trình độ sản xuất với thiết kế riêng.
- Own Brand Manufacturing – OBM: trình độ sản xuất với thương hiệu riêng.
Đã có nhiều doanh nghiệp đạt tới trình độ cao nhất, VCC cũng nằm trong số đó. Chúng tôi với những kỹ sư thiết kế, sản xuất kinh nghiệm lâu năm, đã bắt đầu có những sản phẩm thương hiệu VCC như: Phễu rung công nghiệp iFeeder, Xe tự hành AGV,…
Vậy Doanh nghiệp bạn đang ở trình độ nào? Hãy chia sẻ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận dưới bài viết nhé!
Lời kết
Việt Nam vẫn đang trong quá trình phát triển và đổi mới. Thành công cũng có nhưng chưa đủ để sánh bước với các nước phát triển. Mỗi năm có hàng chục nghìn doanh nghiệp thành lập mới. Không phải tất cả đều đủ nguồn lực để ứng dụng công nghệ tự động hóa sản xuất mới nhất. Điều đó dẫn tới việc nhiều doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh để tồn tại lâu dài.
Trước hết, cần có sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước để giành lợi thế trên “sân nhà”. Sau đó là phát triển ra thị trường quốc tế. VCC luôn mong muốn được hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp trong nước. Vì hiện tại, khách hàng của chúng tôi chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài.
CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LỰC VIỆT
- Địa chỉ : Lô đất số B2-3-3b KCN Nam Thăng Long – P. Thụy Phương – Q. Bắc Từ Liêm – TP. Hà Nội.
- Tel: (+84)24.37805300 – Fax: (+84)24.37805301
- Hotline/Zalo: 0934 683 166
- Email: contact@vcc-group.vn