Dịch Covid đang bùng phát trở lại gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất tại các doanh nghiệp lớn và nhỏ. Sự cạnh tranh với các đối thủ cùng lĩnh vực ngày càng gắt gao. Để tránh đứt gãy chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp, cần phải có sự nhạy bén của người quản lý. Các ý tưởng cải tiến trong sản xuất ngay dưới đây hi vọng sẽ giúp được doanh nghiệp bạn đứng vững qua thời kì khó khăn này.
Mục lục chính
Các ý tưởng cải tiến trong sản xuất của doanh nghiệp
1. Đảm bảo an toàn cho nhân viên
Như bạn đã biết về hậu quả của COVID-19 tại các khu công nghiệp Bắc Giang, Bắc Ninh hay tại 1 doanh nghiệp sản xuất nào đó. Từ 1 F0 nhanh chóng nhân lên gấp nhiều lần, khiến hoạt động sản xuất bị trì trệ. Không ai biết được mình có nhiễm bệnh hay không.
Vì vậy đảm bảo an toàn cho nhân viên thì bạn mới có lực lượng lao động để duy trì sản xuất. Đó chính là 1 ý tưởng cải tiến trong sản xuất.
Có rất nhiều biện pháp sáng tạo được đưa ra để ngăn ngừa sự lây lan COVID-19:
- Thực hiện 5K
- Giãn cách và giãn cách
- Thường xuyên rửa tay
Dù áp dụng biện pháp gì, quan trọng nhất vẫn là theo dõi, giám sát việc thực hiện 1 cách nghiêm túc. Chính vì sự chủ quan của người thực hiện, quản lý lỏng lẻo nên dịch bệnh mới bùng phát trở lại. Bạn cũng nên chuẩn bị các phương án nếu có nhân viên nhiễm Covid trong cơ quan.
2. Đào tạo nhân viên thường xuyên
Con người là nguồn lực quan trọng nhất, trong bất kỳ phương diện nào. Để cải thiện chất lượng sản xuất của công ty thì việc đầu tiên cần phải thực hiện đó là đào tạo nhân viên. Mọi nhân viên đều cần nắm rõ sản phẩm, quy trình sản xuất, tầm nhìn, định hướng và những thông tin cần thiết về công ty.
Có thể bạn chưa biết: Đào tạo nhân viên được tính là lãng phí cần thiết trong sản xuất!
> Xem thêm: 7 lãng phí trong sản xuất cần triệt tiêu trong thời kỳ Covid-19
3. Linh động trong cách làm việc của nhân viên và luôn khích lệ họ
Là 1 người quản lý, chắc chắn bạn sẽ là người hiểu rõ cách thức hoạt động của công ty. Vậy còn nhân viên thì sao?
Bạn hãy nhớ lại xem nhân viên của mình tác phong làm việc như thế nào? Tinh thần làm việc ra sao? Uể oải, chán nản hay hào hứng, chăm chỉ… Từ đó, hãy đưa ra 1 số phương pháp để thay đổi cách quản lý. Không nhất thiết phải bắt nhân viên ngồi 8 tiếng ở văn phòng mới thấy hiệu quả. Cần có sự linh hoạt cho các vị trí công việc khác nhau, chỉ cần chất lượng và khối lượng công việc đầy đủ.
Đương nhiên công ty cũng cần có những chính sách khen thưởng với các thành tích của nhân viên, điều đó tạo động lực to lớn để nhân viên hoàn thành công việc 1 cách hoàn hảo.
4. Đầu tư vào công nghệ
Công nghệ thay đổi từng ngày, giống như cách nó thay đổi cuộc sống của chúng ta mỗi ngày. Ứng dụng công nghệ mới là ý tưởng lớn để thay đổi doanh nghiệp với nhiều lợi ích được đưa ra:
- Để tiết kiệm thời gian làm việc
- Nâng cao năng suất lao động
- Nâng cao chất lượng sản phẩm
Việc đầu tư vào công nghệ, dây chuyền sản xuất là một yếu tố bắt buộc nếu bạn thực sự muốn sống sót qua giai đoạn khó khăn này. Tuy nhiên, khi lựa chọn một sản phẩm công nghệ để áp dụng cho doanh nghiệp của mình bạn cần phải chắc chắn rằng giải pháp đó phù hợp và giúp doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Theo đó, những dây chuyền sản xuất tự động sẽ giảm khoảng cách tiếp xúc giữa các nhân viên, giảm lực lượng lao động trình độ thấp để thay thế bằng các nhân viên chuyên môn hơn. Chi phí đó có thể chuyển sang cho nhân viên kinh doanh, để tìm kiếm khách hàng nhiều hơn.
VCC TECH là công ty con của VCC GROUP, phát triển về các sản phẩm máy tự động, giải pháp tự động hóa cho các doanh nghiệp sản xuất. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ này, hãy liên hệ với chúng tôi qua zalo: 0934683166 hoặc email: contact@vcc-group.vn.
Một ý tưởng cải tiến nữa là đồng bộ các thiết bị kết nối giữa nhân viên và doanh nghiệp, việc làm này sẽ giúp việc gắn kết trở nên dễ dàng hơn. Nhân viên có thể báo cáo công việc mà không cần phải tới công công ty, cấp độ quản lý có thể dễ dàng nắm bắt chất lượng công việc từ đó đốc thúc hoàn thành.
5. Nâng cấp máy móc
Phàn nàn từ các nhân viên về bất kì hệ thống máy móc nào của công ty bạn có nghe thấy không? Hãy thử tưởng tượng mỗi ngày làm việc nhân viên của bạn liên tục phải kêu ca là:
- Máy tính của công ty khởi động chậm quá
- Máy yếu quá không thiết kế được ảnh gửi khách
- Bàn phím hỏng không soạn được email
- Sản xuất thủ công chậm chạm và nhàm chán
- Kho nguyên liệu ở quá xa…
Bất kì lời phàn nàn nào cũng cần giải quyết càng nhanh càng tốt vì chúng sẽ khiến hiệu quả làm việc của nhân viên giảm sút.
6. Sử dụng các phần mềm chuyên dụng nhiều hơn
Các thao tác thủ công luôn khiến công việc bị chậm chạm, kém hiệu quả. Hãy thử suy nghĩ đến lợi ích khi sử dụng các phần mềm như phần mềm chăm sóc khách hàng, quản lý nhân sự, …
7. Sử dụng các dịch vụ tư vấn cải tiến
Các công cụ cải tiến sản xuất như Kaizen, 5S, Learn… là những công cụ đã được chứng minh hiệu quả qua nhiều tổ chức, công ty lớn nhỏ. Ngay tại iFeeder, những ý tưởng Kaizen, công tác 5S luôn được khuyến khích và bắt buộc thực hiện.
Nếu bạn quan tâm tới kết quả Kaizen của công ty chế tạo máy tự động hóa, chỉ cần vài cái cuộn chuột nữa thôi!
Trên đây là các ý tưởng cải tiến trong sản xuất, tuy nhiên, để tiến hành cải tiến cần có thời gian tổng hợp tình hình hiện tại và nguồn lực hiện có. Từ đó đề xuất các ý tưởng cải tiến trong công đoạn sản xuất hay con người.
7 điều cần làm để nuôi dưỡng tinh thần làm việc sáng tạo trong công ty
1. Ý tưởng sáng tạo
Ý tưởng mới có thể đến từ bất kì ai trong công ty. Một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thường có đội ngũ kỹ thuật, bộ phận R&D nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, họ không phải là những người duy nhất biết cách giải quyết vấn đề.
Chính những người có sự hiểu biết sâu sắc nhất về sản phẩm – những người test sản phẩm và tham gia vào dây chuyền lắp ráp sản xuất – đều có thể đưa ra những ý tưởng thiết thực nhất.
Để nắm bắt và khai thác những ý tưởng sáng tạo này, việc xây dựng các công cụ hỗ trợ cộng tác, hộp thư điện tử sẽ giúp việc đóng góp ý tưởng trở nên dễ dàng hơn.
2. Xây dựng văn hóa công ty với sự chấp nhận rủi ro
Sáng tạo luôn đi kèm với rủi ro. Một môi trường thực sự sáng tạo đòi hỏi doanh nghiệp phải sẵn sàng thử nghiệm, chấp nhận rủi ro và học hỏi từ những sai lầm đó.
Để làm được điều đó cần bắt đầu từ chính các giám đốc, những người có tư duy cởi mở, khuyến khích thử nghiệm, khen thưởng cho các nỗ lực và chấp nhận rằng không phải mọi ý tưởng mới đều thành công. Điều này giúp củng cố lòng tin của nhân viên, loại bỏ các trở ngại ngăn cản sự sáng tạo.
3. Tương tác với khách hàng
Xu hướng cá nhân hóa trong các sản phẩm của khách hàng khiến sự sáng tạo là điều bắt buộc để phát triển doanh nghiệp.
Khách hàng doanh nghiệp của các sản phẩm máy móc, thiết bị cũng mong muốn được dễ dàng tương tác với các kỹ sư thiết kế và yêu cầu những tính năng cụ thể. Khả năng kết nối với khách hàng thường tạo ra các ý tưởng sáng tạo.
>> Lựa chọn bộ cấp phôi tự động Bowl Feeder cho máy tự động của doanh nghiệp bạn. iFeeder có thể chế tạo với nhiều loại phễu rung, đa dạng các loại sản phẩm.
4. Cộng hưởng sáng tạo để tạo ra chất lượng hàng đầu
Cộng hưởng sáng tạo nghĩa là cải tiến dựa trên ý tưởng vay mượn từ các doanh nghiệp không cũng lĩnh vực kinh doanh với bạn.
Ví dụ như bệnh viện học hỏi từ các khách sạn để đem đến cho bệnh nhân cảm giác thoải mái như ở nhà.
Ngành công nghiệp phân phối thiết bị học hỏi từ các ngành bán lẻ, khách hàng có thể truy cập và đưa ra yêu cầu và nhận báo giá. Mang lại trải nhiệm tốt hơn cho khách hàng.
5. Tuyển dụng những nhân tài biết nhìn xa trông rộng và sáng tạo
Nhắc lại: “Con người là nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp”. Khi nguồn nhân lực hiện tại không đủ, yêu cầu tuyển dụng đã được mở rộng về các tiêu chí. Không còn giới hạn trong lĩnh vực kỹ thuật truyền thống, những người tài họ luôn có sáng tạo và cách riêng để hoàn thành tốt công việc.
Vì tính sáng tạo rất quan trọng đối với quá trình cải tiến, các nhà sản xuất nên xây dựng các nhóm phát triển sản phẩm bao gồm các thành viên sở hữu nhiều kỹ năng đa dạng – bao gồm những cá nhân có khả năng sáng tạo, giàu trí tưởng tượng, tư duy luôn sẵn sàng thử nghiệm điều mới.
6. Có được sự ủng hộ từ các nhân viên
Việc cải tiến trong sản xuất, loại bỏ các quy trình truyền thống, quen thuộc và thay đổi tổng thể quy trình sản xuất có thể gây hiệu ứng không tốt từ đội ngũ nhân viên. Đặc biệt là nếu những cải tiến đó được cho là đe dọa tới công ăn việc làm của họ.
Đa số mọi người quen với vùng an toàn, hành động theo thói quen và ngại thay đổi. Nhất là với những lao động có tuổi. Một quy trình sản xuất hoàn toàn mới mà không có thông báo để người lao động chuẩn bị, hoặc không giải thích mà chỉ áp đặt, sẽ gây ra căng thẳng nội bộ.
Hãy trao đổi với nhân viên và cùng họ tham gia vào quá trình thiết lập quy trình làm việc mới, sử dụng thiết bị mới hay ứng dụng công nghệ mới. Lắng nghe và đưa ra những hướng giải quyết để tạo môi trường thân thiện, có được sự ủng hộ và tin tưởng của mọi người.
Giao tiếp là thành phần không thể thiếu ở mọi cấp độ của sự cải tiến.
7. Thực hiện những cải tiến nhỏ nhưng thường xuyên
Không thể nào tìm ra hết những điều cần cải tiến trong 1 lần. Cần lập kế hoạch để triển khai mô hình sản xuất mới hay thay đổi quá trình sản xuất.
Ngành sản xuất từ lâu đã ủng hộ tư duy cải tiến liên tục, nhấn mạnh việc liên tục theo dõi, giám sát, cải thiện và đánh giá kết quả. Mặc dù các ý tưởng cải tiến này thường không phải là đột phá lớn, nhưng chúng diễn ra thường xuyên và mang lại kết quả ổn định. Nhờ vậy, người lao động có đủ thời gian để dần làm quen với những thay đổi trong quy trình và hệ thống. Với cách tiếp cận này, đội ngũ nhân viên của bạn dễ chấp nhận và thích ứng nhanh hơn với thay đổi và những trở ngại hay gián đoạn được hạn chế đến mức tối thiểu.
Một số cải tiến trong sản xuất thực tế
#1 Cải tiến trong sản xuất tại Công ty Cổ phần Năng Lực Việt
Năng Lực Việt là 1 doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực chế tạo máy và tự động hóa, phân phối các thiết bị công nghiệp phụ trợ và gia công chính xác đồ gá, khuôn mẫu. Trải qua 3 lần chuyển nhà máy, ban lãnh đạo công ty đã quyết định đầu tư nhà máy quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Với đội ngũ nòng cốt là các du học sinh từ Nhật Bản, ban lãnh đạo công ty ý thức từ sớm được các phương án cải tiến KAIZEN, 5S.
- Quy định khu vực để dụng cụ bằng các vạch sơn và biển báo
- Phân chia vị trí máy móc theo yêu cầu gia công
- Tạo không gian làm việc ngăn nắp, gọn gàng…
Triển khai Kazen, 5S tổng thể
Tuy nhiên, thời điểm ban đầu công ty còn chưa đủ nguồn lực để thực hiện Kaizen toàn bộ. Sau khi chuyển sang nhà máy mới, Năng Lực Việt đã mời các chuyên gia tư vấn với sự hướng dẫn trực tiếp tại hiện trường. Một số cải tiến có thể kể tới là:

#2 Cải tiến trong sản xuất tại Công ty Cổ phần Nhựa Đồng Nai
Nhựa Đồng Nai là công ty chuyên về sản xuất các sản phẩm nhựa, ống HDPE cho lĩnh vực cấp thoát nước, ống và phụ kiện uPVC&PPR, vật tư phụ tùng ngành nước, các loại bao bì xuất khẩu. Đã hoạt động trên 20 năm với hơn 1.200 nhân sự, nhưng tại xưởng sản xuất của công ty tồn tại nhiều vấn đề bất hợp lý:
- Dụng cụ, công cụ, vật tư sản xuất sắp xếp lộn xộn
- Nhà xưởng, kho bãi, môi trường làm việc chưa đảm bảo vệ sinh sạch sẽ
- Các quy trình sản xuất, vận chuyển chưa tối ưu, gây nhiều lãng phí về cả thời gian và nguồn lực
- …
Nhận thấy các nguyên nhân trên ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất của công ty, và cần phải có giải pháp loại bỏ. Ban lãnh đạo công ty Nhựa Đồng Nai đã đi đến quyết định mời các chuyên gia tư vấn đến từ Trung tâm Kỹ thuật 3 (QUATEST 3) hỗ trợ đưa ra các giải pháp khắc phục các vấn đề tồn tại trong quá trình sản xuất của công ty.
Được sự hỗ trợ của Chương trình Năng suất Quốc gia về Lean – Sản xuất tinh gọn, trong đó có sự hướng dẫn thực tế tại hiện trường của các chuyên gia tư vấn từ QUATEST 3, Công ty Cổ phần Nhựa Đồng Nai đã thực hiện cải tiến với các giải pháp:
– Triển khai 5S tại xưởng phụ kiện
Các khu vực cần 5S bao gồm: khu vực làm việc lấn lối đi, khu để dụng cụ không được phân loại, vị trí để hàng hóa luân chuyển, khu vực khuôn còn lộn xộn, kho thành phẩm chưa được sàng lọc, sắp xếp lên kệ.
Sau khi triển khai 5S kết thúc tại khu vực Xưởng phụ kiện, kết quả được công ty ghi nhận như sau:
- Bước đầu đã tạo được không gian làm việc ngăn nắp, thuận tiện hơn cho công nhân thao tác công việc và góp phần cải thiện hình ảnh của công ty trước khách hàng;
- Công ty đã thiết lập được quy định và các tiêu chí để đánh giá, duy trì hoạt động 5S sau khi dự án kết thúc;
- Qua các hoạt động đào tạo thực hành, công nhân được thay đổi nhận thức và nhận ra việc duy trì 5S hàng ngày góp phần cải thiện năng suất công việc và chất lượng sản phẩm.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
– Cải tiến giảm thời gian thao tác và vận chuyển thừa
- Thiết kế bồn chứa nguyên liệu có sức chứa lớn đặt tại trung tâm khu vực sản xuất;
- Chế tạo thiết bị truyền tải nguyên liệu tự động từ máy tạo hạt đến bồn chứa trung tâm
>> Kết quả cải tiến tại khu vực này công ty ghi nhận được như sau:
- Giảm 1 công đoạn lao động nặng nhọc (đóng bao và xếp lên pallet hạt nhựa thành phẩm);
- Giảm 2 công đoạn xe nâng vận chuyển (giảm 1.380 m vận chuyển xe nâng);
- Tăng sản lượng 24h thêm 1.5%.
– Giảm thời gian lãng phí trong sản xuất
- Đào tạo nhân viên về các quy trình, thao tác, sử dụng bảng hướng dẫn thao tác công việc.
- Lắp đặt các thiết bị phụ trợ, đồ gá hỗ trợ công việc thay khuôn.
>> Kết quả công ty nhận được như sau:
- Thời gian tổn thất GIẢM từ 1.805 phút xuống còn 705 phút;
- Thời gian hiệu dụng TĂNG từ 83.3% lên 92.6%.
Các ý tưởng cải tiến sau đó vẫn được công ty Nhựa Đồng Nai phát triển. Và sau đó có thêm nhiều ý tưởng tới từ chính cán bộ công nhân viên trong công ty.
Kết luận
Woww, bài viết dài quá rồi. Cảm ơn bạn đã theo dõi tới tận đây! Bài viết có mang lại cho bạn ý tưởng mới mẻ nào để cải tiến sản xuất không?
Hãy thử áp dụng các ý tưởng cải tiến trong sản xuất phía trên. Nhớ đừng quên tham khảo ý kiến từ các nhân viên để thấy hiệu quả ngay nhé!
Nếu có nhu cầu thay đổi về hệ thống sản xuất như cải tiến máy móc, dây chuyền sản xuất, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn.
Trong trường hợp bạn đọc hết những kiến thức tôi chia sẻ phía trên nhưng vẫn không có ý tưởng cải tiến nào, dù rõ ràng doanh nghiệp đang hoạt động có vấn đề, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc các chương trình đào tạo Kaizen thực tế từ các đơn vị uy tín nhé!
Chúc bạn thành công!
Tài liệu tham khảo:
https://www.machinemetrics.com/blog/kaizen-manufacturing
https://www.emerald.com/insight/content/doi/10.1108/IJQRM-12-2016-0220/full/html
Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ VCC sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn.
CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LỰC VIỆT
- Địa chỉ : Lô đất số B2-3-3b KCN Nam Thăng Long – P. Thụy Phương – Q. Bắc Từ Liêm – TP. Hà Nội.
- Tel: (+84)24.37805300 – Fax: (+84)24.37805301
- Hotline/Zalo: 0934 683 166
- Email: contact@vcc-group.vn