Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang kéo dài, Việt Nam là một nước hiếm hoi có mức tăng trưởng kinh tế dương. Nếu doanh nghiệp bạn đang loay hoay xoay sở để đạt được mục tiêu tăng trưởng dương như đối thủ đừng bỏ qua bài viết này.

Tăng trưởng dương là có lợi nhuận, nhưng để tăng lợi nhuận thì ngoài việc tăng doanh thu, cần cắt giảm chi tiêu đúng chỗ, loại bỏ những lãng phí trong sản xuất 1 cách triệt để. Nếu bạn là chủ 1 doanh nghiệp hay là người quản lý thì chắc chắn bạn phải nắm rõ các khái niệm về các loại lãng phí, đặc biệt là lãng phí trong sản xuất.

Khái niệm lãng phí trong sản xuất

7 lãng phí cần triệt tiêu trong sản xuất thời COVID
Biểu đồ phân tích sự ảnh hưởng của giá bán, chi phí đến lợi nhuận

Theo nghĩa cơ bản, lãng phí là những gì không mang lại giá trị gì.

Lãng phí sản xuất là những hoạt động trong sản xuất dư thừa, không hiệu quả, làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp mà không mang lại lợi ích gì.

Bất kì hoạt động sản xuất nào, những gì không tạo ra giá trị hoặc tạo ra rất ít giá trị đều cần loại bỏ:

  • Vật liệu dư thừa
  • Giai đoạn sản xuất
  • Nhân công 

Bằng cách triệt tiêu các lãng phí trong sản xuất, sẽ nâng cao năng suất sản xuất và cả chất lượng sản phẩm.

Phân loại lãng phí trong sản xuất

Không phải tất cả lãng phí trong sản xuất đều cần loại bỏ, có những điều là lãng phí nhưng lại có ích. Vì vậy lãng phí trong sản xuất phân ra làm 2 loại:

Lãng phí cần thiết: Không tạo ra giá trị cụ thể bằng sản phẩm hay hiện kim, nhưng để hoàn thành công việc một cách tốt hơn cần có loại lãng phí này.

Ví dụ: hoạt động đào tạo nhân viên, thời gian báo cáo, lập kế hoạch…

Lãng phí không cần thiết: Không tạo ra giá trị và cũng không cần thiết.

Ví dụ: thời gian chờ đợi từ công đoạn này sang công đoạn khác, sản phẩm lỗi, thời gian vận chuyển hàng hóa, lưu kho… Những bước trong sản xuất dư thừa, không tạo ra giá trị trong quy trình sản xuất nên được loại bỏ ngay lập tức.

7 Loại lãng phí trong sản xuất

7 loại lãng phí cần loại bỏ trong sản xuất

1. Lãng phí trong sản xuất do vận chuyển

Các hoạt động vận chuyển nguyên liệu trong các giai đoạn sản xuất là hoạt động cần thiết trong sản xuất. Tuy nhiên, công việc này dễ gây ra lãng phí trong sản xuất:

7 loại lãng phí trong sản xuất
Lãng phí trong sản xuất do vận chuyển
  • Thao tác vận chuyển quá nhiều do bố trí mặt bằng không hợp lý
  • Quản lý nhân công chưa tốt, gây ra việc cố tình di chuyển chậm hoặc di chuyển theo đường dài hơn, để giảm thời gian làm việc hoặc phục vụ mục đích cá nhân trong thời gian làm việc…

Bạn thử tính theo tình hình thực tế, dây chuyền sản xuất của công ty bạn mà việc vận chuyển chiếm tới 10% thời gian sản xuất, thì sẽ gây ra bao nhiêu thiệt hại?

Giải pháp thiết thực nhất là:

  • Cải tạo lại quy trình sản xuất
  • Ứng dụng các phương pháp, thiết bị tự động hóa để giảm bớt quy trình
  • Xây dựng chương trình đào tạo cho toàn bộ CBCNV.

Ví dụ: sử dụng xe tự hành AGV vận chuyển hàng hóa tự động; băng tải, băng chuyền kết nối giữa các công đoạn với nhau, áp dụng phương pháp cải tiến 5S Kaizen

2. Lãng phí trong sản xuất do sản xuất dư thừa

Lãng phí do sản xuất dư thừa là lãng phí nguy hiểm nhất trong sản xuất, tạo ra nhiều lãng phí khác cho doanh nghiệp:

  • Chi phí lưu kho
  • Chi phí bảo quản
  • Chi phí sản xuất
  • Nhân lực, tài chính…

Các nguyên nhân chính gây ra việc sản xuất dư thừa phổ biến tại các doanh nghiệp có thể kể đến:

  • Dự báo sai nhu cầu tiêu thụ, kì vọng quá lớn về sản phẩm của công ty.
  • Chưa kí kết hợp đồng đã bắt tay vào sản xuất => Rủi ro sản xuất dư thừa quá cao.
  • Sản xuất hàng lô, hàng loạt khi chưa định vị được thị trường.
  • Doanh nghiệp chấp nhận việc đội chi phí do sản xuất dư thừa, coi những chi phí đó là hiển nhiên.
  • Đầu tư trang thiết bị với công suất lớn, thuê quá nhiều nhân công => sản xuất triền miên.
  • Tốc độ sản xuất giữa các giai đoạn, bộ phận không cân xứng, chỗ nhanh chỗ chậm.

Sản xuất dư thừa sẽ gây nên việc sản phẩm lỗi thời, tồn đọng quá lâu, doanh nghiệp có thể phải thanh lý lỗ hoặc không bán được, phải tiêu hủy. Giải pháp dễ thấy từ các nguyên nhân là:

  • Doanh nghiệp nào cũng nên tìm hiểu, ứng dụng 1 vài công cụ, giải pháp Lean.
  • Nghiên cứu, tổ chức lại quá trình sản xuất: lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực đúng chỗ, đúng vị trí.
  • Cải tiến dây chuyền sản xuất bằng việc đầu tư máy móc, thiết bị tự động hóa phù hợp với năng suất sản xuất, không nên đầu tư “siêu thiết bị”.

Xem tiếp: 7 lãng phí trong sản xuất cần triệt tiêu để tồn tại thời kì COVID p2

 

5/5 - (1 bình chọn)

CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LỰC VIỆT

  • Địa chỉ : Lô đất số B2-3-3b KCN Nam Thăng Long – P. Thụy Phương – Q. Bắc Từ Liêm – TP. Hà Nội.
  • Tel: (+84)24.37805300Fax: (+84)24.37805301
  • Hotline/Zalo: 0934 683 166
  • Email: contact@vcc-group.vn