Lãng phí trong sản xuất dù ai cũng dễ dàng thấy, nhưng không phải ai cũng sẵn sàng thay đổi. Giám đốc thì bận lo duy trì và phát triển công ty, người lao động thì coi đó là việc của công ty?. Dần dần, sự lãng phí ngày càng tích tụ, ảnh hưởng tới chi phí vận hành doanh nghiệp. Những chia sẻ về sự lãng phí trong sản xuất của VCC chỉ là 1 phần nhỏ mà thực tế chúng tôi đã từng gặp phải. Hi vọng những người đọc được câu chuyện này sẽ thay đổi suy nghĩ, hành động để doanh nghiệp tốt hơn.
Tiếp tục câu chuyện giảm lãng phí để chống chọi với COVID-19, hôm nay VCC sẽ liệt kê tiếp 5 loại lãng phí trong sản xuất phải triệt tiêu còn lại.
» Xem lại 7 lãng phí trong sản xuất cần triệt tiêu để tồn tại thời kì COVID p1
Mục lục chính
3. Lãng phí trong sản xuất do chờ đợi
Câu chuyện thường thấy ở các doanh nghiệp lớn hay nhỏ là câu chuyện về việc nhân viên chờ đợi khi:
- Nhà máy mất điện
- Máy móc hỏng hóc bất ngờ
- Hết nguyên liệu đầu vào…
Tôi vẫn thường được nghe về những câu chuyện mỗi khi máy móc bị hỏng đột ngột. Công nhân sản xuất thường ngồi chờ đợi cả tiếng đồng hồ cho tới khi máy móc được sửa xong. Hay câu chuyện khác về những thời điểm hết nguyên liệu sản xuất đầu vào. Công nhân cũng ngồi chờ đợi hàng về để tiếp tục dòng chảy sản xuất.
Thời gian đó chính là sự lãng phí trong sản xuất. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí sản xuất trên 1 sản phẩm, trừ khấu hao vô ích máy móc và có thể doanh nghiệp mất đi những chi phí cơ hội.
>> Trong thời gian chờ đợi, công nhân không làm việc nhưng doanh nghiệp vẫn phải trả lương, không tạo ra 1 giá trị gia tăng nào.
Giải pháp các doanh nghiệp có thể tham khảo:
– Lập kế hoạch sản xuất cụ thể và chi tiết dựa trên thực tế sản xuất của doanh nghiệp.
– Kết hợp với các phương pháp cân bằng sản xuất, bố trí sản xuất phù hợp để phân bổ lực lượng sản xuất đúng chỗ, đúng vị trí.
– Thực hiện nghiêm chỉnh các công việc bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất.
– Chuẩn bị khối lượng hàng hóa đầu vào đầy đủ theo kế hoạch sản xuất, theo dõi sát tiến độ sản xuất để bổ sung nguyên liệu kịp thời.
– Quan trọng là phải có người giám sát hoạt động này, đó chính là giám đốc hoặc những người quản lý.
4. Lãng phí trong sản xuất do thao tác dư thừa

Lãng phí thao tác trong sản xuất là những hành động vô nghĩa, làm giảm năng suất và hiệu quả công việc. Ví dụ điển hình là thời gian bỏ ra cho thao tác tìm dụng cụ thay vì việc lắp ráp sản phẩm sẽ làm tăng thời gian sản xuất và giảm hiệu quả công việc. Các thao tác vận chuyển không đúng còn gây ra những rủi ro về sức khỏe: đau lưng, đau chân, đau cơ…
Nguyên nhân xuất phát từ việc bố trí mặt bằng, vị trí không phù hợp, dẫn tới việc tạo ra những thao tác không đồng bộ. Không chỉ vậy, nhiều công nhân phản ánh rằng do quản lý của họ hướng dẫn không rõ ràng hoặc hướng dẫn sai quy chuẩn, không chịu thay đổi, ứng dụng phương pháp mới. Lãng phí trong sản xuất cũng từ đó mà ra. Chính vì vậy, cần phải loại bỏ càng sớm càng tốt các thao tác dư thừa này.
Để triệt tiêu triệt để những loại lãng phí như thừa thao tác, VCC đã ứng dụng phương pháp Kaizen và thuê 1 đơn vị tới giám sát hoạt động này. Kết quả thu về thật đáng kinh ngạc, công ty tiết kiệm được hàng chục triệu so với thời gian hoạt động trước đó. Môi trường làm việc khoa học, sạch sẽ hơn.
Ví dụ: trước khi Kaizen, dụng cụ để bừa bãi trong hộp dụng cụ, mỗi lần tìm kiếm là phải lục tung cả hộp. VCC đã Kaizen bằng cách làm giá treo dụng cụ, sắp xếp ngăn nắp, dễ nhìn và dễ lấy. Từ đó triệt tiêu được thời gian lãng phí tìm dụng cụ.
5. Lãng phí trong sản xuất do gia công thừa
Lãng phí trong sản xuất không thể không kể tới việc gia công dư thừa. Từ đó dẫn tới việc làm sai yêu cầu về sản phẩm của khách hàng. Đây là hành động khiến việc sử dụng nguồn lực bị lãng phí. Nguyên nhân chủ yếu từ việc quản lý con người và chất lượng.
Lãng phí trong quy trình sản xuất có thể là:
- Những quy trình không được khách hàng yêu cầu
- Sản phẩm tạo ra không phù hợp với tiêu chuẩn
Gia công thừa gây ra tình trạng chậm trễ sản xuất và giao hàng, ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp.
Không chỉ vậy, lãng phí trong sản xuất do gia công thừa dẫn đến việc hao phí nguyên liệu. Ví dụ cùng 1 lượng nguyên vật liệu nếu sản xuất đúng kế hoạch sẽ làm ra được 1000 sản phẩm, nhưng do lãng phí gia công thừa chỉ còn đủ sản xuất 850 sản phẩm. Gây ra lãng phí trong chờ đợi nguyên liệu bổ sung thêm.
>> Loại lãng phí này là loại khó nhận biết nhất trong 7 loại lãng phí trong sản xuất.
6. Lãng phí trong sản xuất do tồn kho
Hàng tồn kho là 1 loại lãng phí nguy hiểm, có thể chiếm tới 40-50% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Tồn kho là sự lãng phí lưu trữ nguyên vật liệu, thành phẩm dư thừa, quá mức.
Quá nhiều thứ cần lưu kho sẽ tồn đọng vốn, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Không chỉ vậy, doanh nghiệp sẽ tốn thêm khoản thuê nhân công vận chuyển hàng hóa tới kho, sắp xếp, hoặc di chuyển kho hàng. Gây ra tổn hại về chi phí lưu kho, bãi, bảo quản, hay vận chuyển.
Giải pháp gợi ý:
– Nghiên cứu và ứng dụng 1 số công cụ Lean: Kanban, Just in time, … để lên lịch trình sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường.
– Bố trí lại các dây chuyền sản xuất theo hình dạng U, Z hoặc T thay vì bố trí theo khu vực chức năng.
– Sử dụng biện pháp tự động hóa cho nhà kho và các giai đoạn sản xuất lặp đi lặp lại:
- Hệ thống xe tự hành AGV
- Dây chuyền sản xuất tự động
- Băng tải, băng chuyền…
Việc xử lý triệt để tình trạng lãng phí do tồn kho không thể giải quyết trong 1 sớm 1 chiều, mà cần sự quyết tâm cao của doanh nghiệp. Nếu tiếp tục ỷ lại, trì trệ việc cắt giảm số lượng tồn kho sẽ gây ra những tổn thất lớn cho doanh nghiệp, thậm chí dẫn tới phá sản.
Chúc các doanh nghiệp sớm giải quyết được vấn để và phát triển lớn mạnh.
7. Lãng phí trong sản xuất do sai sót, khuyết tật
Không thể tránh khỏi sai sót, khuyết tật trong sản xuất, chỉ có điều những sai sót ấy ảnh hưởng như thế nào tới doanh nghiệp.
Sai sót, khuyết tật tôi muốn nói tới ở đây là:
- Sai số trong sản xuất về sản phẩm
- Dịch vụ bị lỗi
- Sử dụng quá nhiều nguyên liệu để sản xuất dẫn tới dư thừa, tăng số phế phẩm
- Sai sót trong giấy tờ bàn giao….
Những lỗi sai này gây ra việc phải sửa chữa, thậm chí bỏ đi và sản xuất lại; tốn thời gian, chi phí và gây mất lòng tin từ khách hàng.
Nguyên nhân gây ra lãng phí trong sản xuất do sai sót:
– Yếu tố con người: nhân công thao tác sai, không chú ý khi làm việc hoặc không nhận thức đẩy đủ về thiết kế của sản phẩm.
Đa số các trường hợp sai sót là do con người không tuân thủ quy định sản xuất, bỏ qua các thao tác vận hành tiêu chuẩn mà họ cho rằng không cần thiết. Vấn đề này cần xem xét lại bộ phận quản lý, đào tạo hướng dẫn đầu vào và bộ phận kiểm soát sản xuất trực tiếp trong doanh nghiệp.
– Yếu tố phương pháp sản xuất: Sử dụng các phương pháp không cải tiến, cổ hủ, không có quy trình rõ ràng khiến người thực hiện hiểu sai dẫn tới kết quả sai. Sắp xếp các quy trình sản xuất không hợp lý, dễ gây nhầm lẫn trong quá trình sản xuất…
– Yếu tố thiết bị máy móc: sử dụng máy móc, thiết bị tự động hóa không chính thống, các linh kiện, thiết bị công nghiệp không chính hãng. Hậu quả là sản xuất ra những sản phẩm bị lỗi do các quy trình trong máy tự động không hoàn chỉnh. Ngoài ra, thiết bị máy móc không được bảo dưỡng, sửa chữa định kì dãn tới việc máy móc bị hỏng trong quá trình sản xuất, ảnh hưởng tới quá trình sản xuất sản phẩm, tạo ra những phế phẩm cần xử lý.
Giải pháp gợi ý:
– Xác định các nguyên nhân gây ra lỗi sai, ưu tiên các lỗi trọng yếu giải quyết trước. Ghi lại quá trình sửa đổi để đối chiếu trước và sau có sự thay đổi thế nào.
– Xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng cho từng công đoạn sản xuất, từ đó chuẩn hóa các công đoạn. Chú trọng việc đào tạo, giám sát việc thực hiện các hướng dẫn, qui định.
– Lựa chọn các đối tác, nhà cung cấp thiết bị công nghiệp, máy móc, thiết bị tự động hóa hay các dây chuyền sản xuất uy tín, có kinh nghiệm trong chế tạo, lắp ráp các thiết bị sản xuất. Mặc dù chi phí cho các thiết bị, máy móc tự động hóa khá cao, nhưng so với việc mua những thiết bị đểu, dởm, liên tục phải sửa chữa, thì đó là giải pháp tốt nhất.
Kết luận
Nâng cao năng suất sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin với khách hàng là những yếu tố quan trọng nhất để doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh, từ đó tăng trưởng, phát triển. Đừng chần chừ mà hãy triển khai loại bỏ ngay 7 loại lãng phí trong sản xuất tại chính doanh nghiệp mình.

Dưới đây là tổng hợp lại 7 loại lãng phí trong sản xuất ở cả 2 phần:
- Lãng phí do Vận chuyển – Transportation
- Lãng phí do Dư thừa – Over Production
- Lãng phí do Chờ đợi – Waiting
- Lãng phí do Thao tác dư thừa – Motion
- Lãng phí do Gia công, sản xuất thừa – Over processing
- Lãng phí do Tồn kho – Inventory
- Lãng phí do Sai sót/ Khuyết tật – Defect
Công ty Cổ phần Công nghệ Năng Lực Việt (VCC) được thành lập vào tháng 4/2010, với bề dày kinh nghiệm hơn 10 năm trong sản xuất, chế tạo máy móc, thiết bị tự động hóa cho gần 20 ngành công nghiệp. VCC đã trở thành nhà cung cấp thiết bị lâu năm của các doanh nghiệp vốn FDI trên cả nước như:
- Denso
- Keyence
- Cannon
- Hamaden
- Sumitomo,…
VCC đang vươn mình tới vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ với dịch vụ chuyên nghiệp, sản phẩm hoàn hảo. Có được niềm tin của khách hàng là thành công của VCC.
CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LỰC VIỆT
- Địa chỉ : Lô đất số B2-3-3b KCN Nam Thăng Long – P. Thụy Phương – Q. Bắc Từ Liêm – TP. Hà Nội.
- Tel: (+84)24.37805300 – Fax: (+84)24.37805301
- Hotline/Zalo: 0934 683 166
- Email: contact@vcc-group.vn