Khi Robot công nghiệp xuất hiện và bắt đầu phổ biến trên toàn thế giới, tôi hiểu rằng nhiều người có suy nghĩ Robot sẽ thay thế người lao động. Đã có không ít bài viết về vấn đề này, nhưng lí do thực sự để mọi người tin tưởng gần như là không có. Trong bài viết này, VCC trích dẫn lại bài viết của Amar Hanspal. Ông là CEO của công ty Bright Machines – công ty phần mềm và robot có ứng dụng tập trung vào tự động hóa cho ngành sản xuất điện tử. Bài viết được đăng tải trên Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Mục lục chính
Robot công nghiệp là gì?
Theo Wikipedia, Robot là một loại máy có thể thực hiện những công việc một cách tự động bằng sự điều khiển của máy tính hoặc các vi mạch điện tử được lập trình. Robot là một tác nhân cơ khí, nhân tạo, ảo, thường là một hệ thống cơ khí-điện tử.
Robot được các kỹ thuật viên lập trình sẵn theo một trình tự nhất định. Với mục đích phục vụ trong ngành công nghiệp lắp ráp, sản xuất hoặc chế biến sản phẩm. Robot hỗ trợ rất nhiều cho con người. Đặc biệt là trong những môi trường khắc nghiệt, độc hại và nguy hiểm. Robot công nghiệp có tính chính xác cao và hiệu quả vượt trội so với sản xuất thủ công.

>> Xem thêm: Khi nào nên bắt đầu triển khai ứng dụng Robot công nghiệp trong tự động hóa sản xuất?
Các loại Robot công nghiệp
Robot Palletizing – Robot Bốc xếp hàng hóa
Được chế tạo riêng cho công việc bốc xếp hàng hóa như: xếp gạch lên pallet, xếp bao cám, bao gạo,….
Robot Arc Welding – Robot Hàn gia công cơ khí
Có nhiều loại đầu hàn trong gian công cơ khí, tùy vào mục đích mà Robot hàn có tên gọi khác nhau: hàn tích, hàn điểm, hàn laze, hàn dây,…
Robot Pick and Place – Robot Gắp và sắp xếp sản phẩm:
Robot công nghiệp này sử dụng cho việc gắp sản phẩm và sắp xếp theo yêu cầu lập trình sẵn. Có thể lắp đặt ở nhiều vị trí trong dây chuyền sản xuất. Phù hợp với các nhà máy của ngành thực phẩm – giải khát; hàng tiêu dùng; dược phẩm – hóa chất.
Robot Foundry and Forging – Robot Đúc và rèn:
Việc rót kim loại nóng chảy vào khuôn là công việc nguy hiểm đã gây ra nhiều tai nạn trong ngành. Robot đúc và rèn được chế tạo để thay thế con nguwofi làm việc đó. Ngoài ra còn những công việc nguy hiểm khác như: cắt mép kim loại thừa, phun cát…

Robot Milling – Robot Phay:
Robot phay được dùng để gia công thô trong các ngành cơ khí. Như gia công kim loại, chế tạo máy, điện tử, điện, ô tô, xe máy, nội thất, xây dựng, sắt thép, nhựa, đồ chơi, nghiên cứu khoa học, y tế, đặc biệt là trong ngành điêu khắc.
Robot Waterjet Cutting – Robot Cắt bằng tia nước:
Robot cắt bằng tia nước có khả năng cắt nhiều loại vật liệu khác nhau mà không sinh ra nhiệt. Ứng dụng trong chế tạo chi tiết máy, gia công cơ khí, xây dựng…
- Vật liệu kim loại: sắt, inox, thép, đồng, nhôm,…
- Vật liệu phi kim: đá, thủy tinh, gốm, sứ, nhựa,…
Robot đánh bóng, phun sơn:
Loại robot công nghiệp này ứng dụng trong giai đoạn đánh bóng, phun sơn hoàn thiện. Ứng dụng trong các dây chuyền sản xuất ở đa dạng các ngành
- Cơ khí, gia công kim loại
- Chế tạo ô tô, xe máy
- Chế tạo máy móc tự động
- Điện, điện tử
- Ngành gỗ
- …
Lợi ích khi sử dụng Robot công nghiệp
- Đảm bảo tính đồng nhất và tăng chất lượng sản phẩm
- Tăng năng suất sản xuất nhờ sự tự động hóa
- Tăng tính linh hoạt trong sản xuất
- Tiết kiệm nguyên liệu, giảm tối đa sản phẩm lỗi
- Giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Cải thiện môi trường sản xuất, nâng cao uy tín thương hiệu
Lý do thực sự Robot không cướp đi công việc của người lao động
Nỗi sợ máy móc sẽ thay thế con người, khiến hàng loạt người thất nghiệp đã bị thổi phồng quá mức. Trái ngược với những lo ngại đó, Diễn đàn Kinh tế Thế giới dự đoán tích cực rằng:
Tự động hóa sẽ dẫn đến việc tăng thực 58 triệu việc làm.
Trong đó, khoảng 2/3 số công việc tạo ra bởi tự động hóa là những công việc có kỹ năng cao hơn. 1/3 số còn lại là các công việc cần kỹ năng thấp hơn. Những công việc nặng nhọc, lặp đi lặp lại và dễ gây nguy hiểm cho con người dần được thay thế bởi máy móc và robot.
Tự động hóa giải phóng con người khỏi những công việc lao động chân tay, chuyển đổi lên các công việc cần trình độ cao hơn – tìm kiếm khách hàng, phát triển sản phẩm và quản lý chính những con robot đó.
Chúng ta thường nhắc tới câu nói “Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin. Ý nghĩa câu nói này đa phần mọi người đều biết. Đó là việc luôn luôn phải bổ sung kiến thức mới, dù là trên ghế nhà trường hay ra ngoài xã hội. Nhưng để dễ dàng nạp kiến thức mới, hầu như mọi người đều cần có sự tác động hoặc nhận được lợi ích sau khi “học”. Sự xuất hiện của Robot công nghiệp hay các thiết bị tự động hóa chính là sự tác động, ảnh hưởng tới lợi ích của người lao động. Vì vậy, người lao động phải tự trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng cao hơn để phù hợp với những công việc do Robot tạo ra.
Dẫn chứng cụ thể số lượng công việc mới sẽ được tạo ra khi ứng dụng công nghệ mới
Amar Hanspal đã đưa ra những dẫn chứng về ứng dụng công nghệ mới trong các ngành khác. Để chứng minh rằng: việc dự đoán số lượng công việc không chỉ dựa trên cảm tính.
Thực tế ứng dụng công nghệ tự động trong các ngành kế toán, ngân hàng
Ví dụ, bảng tính và phần mềm kế toán đã thay đổi đáng kể công việc của kế toán tại Mỹ. Nhưng không có nghĩa là nó thay thế các kế toán viên. Năm 1979, có khoảng 299.000 người làm kế toán, ghi sổ hoặc kiểm toán. Năm 1983, Intuit ra mắt phần mềm tài chính; năm 1985, Microsoft Excel ra mắt lần đầu tiên.
Như bạn biết đấy, điều đó không có nghĩa là ai cũng có thể làm tự làm báo cáo tài chính và thuế.
Vào năm 1989, chỉ vài năm sau khi Excel ra đời, kế toán là một trong những ngành phát triển nhanh nhất tại Hoa Kỳ, với 524.000 người được tuyển dụng. Lĩnh vực này đã tăng 75% trong mười năm. Và nó vẫn đang phát triển. Hiện có khoảng 1,28 triệu kế toán, kế toán và kiểm toán viên, và con số đó dự kiến sẽ tiếp tục tăng đến năm 2029, khoảng 4% một năm.
Rõ ràng phần mềm không thể thay thế kế toán.
Thêm 1 ví dụ khác để bạn có thể hiểu rõ hơn.
Bạn nghĩ sao về máy rút tiền tự động ATM thì sao? Khi ATM ra đời, nhiều người nghĩ rằng không cần giao dịch viên ngân hàng nữa. Thực tế, điều đó hoàn toàn sai. Năm 1970, có khoảng 250.000 giao dịch viên ngân hàng. Máy rút tiền tự động đầu tiên đã được giới thiệu gần đây. Đến năm 2019, đã có khoảng 400.000 máy ATM được lắp đặt ở Mỹ — và số lượng giao dịch viên ngân hàng đã tăng gấp đôi .
Hay tại Việt Nam, TPBank những năm gần đây xuất hiện với diện mạo mới – ngân hàng số hàng đầu Việt Nam. Dù là một trong những ngân hàng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào hoạt động nhưng nhà băng này vẫn liên tục gia tăng số nhân sự công tác tại ngân hàng mẹ những năm gần đây. Cụ thể năm 2019, TPBank tuyển dụng hơn 1.200 người (tăng 24%) so với năm 2018.

Vậy chuyện gì đã xảy ra?
Về cơ bản, cả kế toán và giao dịch viên đều bắt đầu làm những công việc phức tạp hơn. Kế toán bắt đầu dành ít thời gian hơn để đánh số và có nhiều thời gian thực hiện các công việc khác. Hay tham gia vào việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
Khi máy ATM ra đời, số lượng giao dịch viên trên mỗi chi nhánh ngân hàng đã giảm. Tuy nhiên, việc đặt máy ATM với số lượng ngày càng tăng cũng khiến việc mở chi nhánh ngân hàng với số lượng tăng khoảng 40%. Kết quả là số lượng giao dịch viên nhiều hơn. Và bây giờ, những giao dịch viên ngân hàng không giống như nhân viên thu ngân. Họ giúp khách hàng giải quyết các vấn đề tài chính. Họ nói chuyện với khách hàng về các khoản vay và đầu tư.
Trong cả hai trường hợp này, công việc mà kế toán và giao dịch viên ngân hàng đang thực hiện đều đòi hỏi kỹ năng cao hơn so với công việc mà họ đã làm trước đây. Đôi khi, những phát minh khiến công việc thay đổi hoàn toàn dù bản chất công việc không thay đổi.
Bạn có sử dụng máy giặt hay giặt đồ ngoài tiệm?
Việc phát minh ra máy giặt đã cắt giảm đáng kể công việc vất vả là vò quần áo bằng tay. Không chỉ các công việc được tạo ra trong nhà máy sản xuất máy giặt. Những tiệm giặt là đã trở thành một nghề phổ biến trên khắp cả nước. Để điều hành một tiệm giặt là thành công đòi hỏi một người có khả năng điều hành một doanh nghiệp nhỏ. Sử dụng máy giặt đúng cách chỉ là phần nhỏ nhất của công việc.
Khi những thao tác công việc quen thuộc bị loại bỏ, người lao động sẽ phải thay đổi để có những kỹ năng cao hơn. Với tự động hóa trong các ngành sản xuất công nghiệp cũng vậy. Sẽ có khoảng 2/3 số công việc cần kỹ năng cao hơn, chuyên môn hơn. 1/3 số còn lại chỉ kỹ năng đơn giản.
Cải thiện chất lượng nguồn lao động như thế nào?
Tự động hóa hay những ứng dụng liên quan như Robot công nghiệp khiến chúng ta bắt buộc phải chuẩn bị cho mọi người những công việc đòi hỏi kỹ năng cao hơn. Hoặc những công việc có kỹ năng thấp hơn, đơn giản hơn. Bởi vì tổng số việc làm dự kiến sẽ tăng lên đáng kể, các công việc có kỹ năng thấp hơn rất có thể dành cho những người hiện đang thất nghiệp. Đó là 1 tia sáng để đưa họ trở lại lực lượng lao động.

Sự phát triển từ nền kinh tế nông nghiệp lên công nghiệp đã cho chúng ta những bài học quý. Quay ngược trở lại vào những năm 1900, khi nông nghiệp trở nên cơ giới hóa hơn, Mỹ đã cải thiện chất lượng nguồn lao động để phù hợp với yêu cầu. Từ những người đã từng làm việc ở trang trại, làm sao để họ làm được những công việc trong ngành công nghiệp? Đây được cho là một thách thức lớn hơn nhiều so với ngày nay.
Mỹ đã giải quyết vấn đề bằng các tập trung vào việc mở các trường đào tạo bắt buộc tại các bang nông nghiệp. Và đây có thể sẽ là cách để chúng ta cải thiện nguồn lao động cho tương lai.
Kết luận
Robot công nghiệp mới chỉ được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam khoảng 10 năm trở lại đây. Nhiều công việc đã được tạo ra bởi Robot như: kỹ thuật viên lập trình; bảo trì, bảo dưỡng Robot; kỹ thuật bảo mật thông tin; chuyên gia chiến lược và tiếp thị số….
Chúng ta không biết những công việc nào sẽ được tạo ra tiếp theo, một phần vì chúng ta thậm chí không biết những công nghệ nào sẽ được sử dụng để tạo ra chúng. Những nghề như phát triển ứng dụng không tồn tại cách đây một thế hệ, và người bán hàng trên eBay cũng vậy. Hãy đảm bảo rằng chúng ta có một lực lượng lao động được giáo dục tốt, sẵn sàng cho những công việc hoàn toàn mới.
Amar Hanspal , CEO, Bright Machines
Diễn đàn kinh tế thế giới https://www.weforum.org/agenda/2021/02/world-economic-forum-automation-create-jobs-employment-robots/
CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LỰC VIỆT
- Địa chỉ : Lô đất số B2-3-3b KCN Nam Thăng Long – P. Thụy Phương – Q. Bắc Từ Liêm – TP. Hà Nội.
- Tel: (+84)24.37805300 – Fax: (+84)24.37805301
- Hotline/Zalo: 0934 683 166
- Email: contact@vcc-group.vn