Chuyển đổi số và tự động hoá trong sản xuất doanh nghiệp là việc áp dụng các công nghệ vào bất kì khía cạnh nào của doanh nghiệp. Trong đó, tự động hóa là một quy trình thuộc về chuyển đổi số. Cả hai đều mang lại lợi ích lớn cho hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Lợi ích của tự động hóa chúng tôi đã chia sẻ trong chủ đề trước. Trong bài viết này, VCC sẽ chia sẻ về lợi ích của chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp.
Mục lục chính
5 lợi ích của các giải pháp chuyển đổi số trong ngành sản xuất
Đối với các doanh nghiệp, lợi ích được tính dựa trên hiệu quả về chi phí và chất lượng.
1. Giảm chi phí
Chuyển đổi số sẽ chuyển đổi cách lưu trữ dữ liệu và thông tin theo thời gian thực. Internet vạn vật (IOT) là công nghệ được ứng dụng để thu thập và tổng hợp dữ liệu. Trí tuệ nhân tạo AI và ML (Machine learning) là 2 công nghệ hỗ trợ phân tích và đánh giá.
Trong lĩnh vực sản xuất, việc quản lý tồn kho, giám sát các quy trình sản xuất,… Thực hiện 1 cách dễ dàng hơn thông qua chuyển đổi số.
Tương tự đó, các quy trình sản xuất được tự động hóa cũng sẽ giảm bớt chi phí / sản phẩm. Chắc chắn năng suất và chất lượng sản phẩm cũng sẽ tăng. Doanh nghiệp có thể quản lý hàng tồn kho trong thời gian thực bằng các công cụ giám sát từ xa.
Tuy nhiên, chuyển đổi số (CĐS) là một quá trình lâu dài. Để làm được cần phải có sự chuẩn bị, nâng cấp dần dần và đồng bộ nhất có thể.
Nếu doanh nghiệp bạn muốn thực hiện CĐS bằng các giải pháp tự động hóa sản xuất, hãy tham khảo các phương án của chúng tôi.
2. Đảm bảo chất lượng
Là người quản lý doanh nghiệp, bạn thấy bận rộn khi vừa phải kiểm soát sản xuất, kiểm soát chất lượng hay tồn kho. CĐS sẽ làm giảm đi 1 nửa gánh nặng.
Bạn có thể quản lý hệ thống máy móc dễ dàng, bảo trì bảo dưỡng đúng thời điểm dù có ở xa.
Dữ liệu được truyền về qua mạng internet, dù ở đâu bạn cũng có thể kiểm soát sản xuất thông qua các phân tích dữ liệu. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc về phí bảo dưỡng, sửa chữa, vận chuyển và các khoản phí khác.
3. Tích hợp dữ liệu
Việc lưu trữ dữ liệu thủ công trên giấy, hoặc bằng nhiều cách khác nhau, đặt ra thách thức trong việc đưa ra các quyết định đúng thời điểm. Đối với CĐS, nhờ vào các công nghệ điện toán đám mây, AI, máy học, IOT, các phần mềm quản lý khác,… Có thế cung cấp nền tảng quản trị tập trung để đưa ra quyết định đúng đắn và nhanh chóng. Điều này thực hiện thông qua tích hợp dữ liệu.
Nhờ sự phát triển công nghiệp 4.0, các giải pháp phân tích dữ liệu có thể:
- Hỗ trợ các doanh nghiệp tăng năng suất
- Cải thiện hiệu suất
- Nâng cao khả năng ra quyết định để đạt được ROI tốt nhất. (tỷ suất hoàn vốn, tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư)
4. Cải thiện an toàn
Các giải pháp CĐS giảm sự tiếp xúc trực tiếp giữa con người với máy móc hoặc khu vực nguy hiểm. Các yếu tố rủi ro được đánh giá trước và quản lý hiệu quả bằng các thiết bị thông minh và trí tuệ nhân tạo.
Ví dụ như việc thay thế con người bằng robot hàn, robot sơn trong giai đoạn sản xuất. Hay Robot tạm dừng hoạt động khi cảm nhận được có người trong vùng làm việc…
Nguy cơ tai nạn lao động được giảm thiểu. Nhân viên an tâm hơn và có động lực làm việc hơn với 1 môi trường đảm bảo an toàn.
5. Mở ra những cơ hội kinh doanh mới
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất với nhiều sự lựa chọn cải tiến dây chuyền cũ, cải tiến sản phẩm và dịch vụ. Trong thời đại công nghệ kỹ thuật số, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt. Các công ty cần phải tự tái tạo, đổi mới để tồn tại và phát triển với những công nghệ tiên tiến.
Với các sản phẩm và dịch vụ mới sẽ mở ra cơ hội kinh doanh và doanh thu mới. Đồng thời, CĐS cũng thúc đẩy văn hóa đổi mới trong doanh nghiệp.
Kết luận
Tài năng và năng lực số là chìa khóa để chuyển đổi và khai thác các cơ hội chiến lược kinh doanh mới. Accenture đã có 1 nghiên cứu với lời đúc kết như sau:
“Các công ty cần con người vô hạn, có thể thích ứng để phát triển mạnh trong một thế giới luôn thay đổi”
Đây là 1 nghiên cứu khuyến nghị các công ty liên kết các ứng dụng, cơ sở hạ tầng và nhân viên thành 1 yếu tố xuyên suốt. Chỉ khi làm được như vậy, doanh nghiệp mới có thể triển khai đồng bộ chuyển đổi số hay tự động hóa sản xuất.
Tất cả những gì bạn cần để thực hiện chiến lược chuyển đổi số đúng đắn và phù hợp nhất. Một lộ trình được lập kế hoạch tốt có thể giúp bạn thiết lập một mạng lưới chuyển đổi số mạnh mẽ tại doanh nghiệp của bạn. Bạn có thể nhờ sự trợ giúp của một nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số có uy tín và đáng tin cậy để đáp ứng các mục tiêu này một cách hiệu quả.
VCC là một công ty cung cấp, tư vấn sản phẩm và dịch vụ liên quan tới chuyển đổi số trong doanh nghiệp sản xuất. Các giải pháp của chúng tôi bao gồm:
- Ứng dụng IIOT – Industrial Internet of Things.
- Giải pháp tự động hóa
- Chế tạo máy theo yêu cầu
VCC sẽ hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất phát triển bằng cách tự động hóa và tối ưu quy trình sản xuất 1 cách đơn giản và nhanh chóng.
CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LỰC VIỆT
- Địa chỉ : Lô đất số B2-3-3b KCN Nam Thăng Long – P. Thụy Phương – Q. Bắc Từ Liêm – TP. Hà Nội.
- Tel: (+84)24.37805300 – Fax: (+84)24.37805301
- Hotline/Zalo: 0934 683 166
- Email: contact@vcc-group.vn